2022: Năm của những chao đảo toàn cầu
Các phôi từ trứng và tinh trùng của vợ chồng anh Đ.A.D có chất lượng khá tốtVướng đền bù, cầu 40 tỉ đồng phải dừng thi công
Tờ The Jakarta Post ngày 4.1 dẫn lời Bộ trưởng Điều phối chính trị và An ninh Indonesia Budi Gunawan cho hay các cơ quan thực thi pháp luật đã tịch thu 6.700 tỉ rupiah (10.515 tỉ đồng) tiền mặt từ các nghi phạm tham nhũng chỉ trong 3 tháng đầu nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Prabowo Subianto. Thông tin được đưa ra trong cuộc họp báo do ông Budi đồng tổ chức với Tổng chưởng lý ST Burhanuddin hôm 2.1. Bộ trưởng Budi cho biết rằng không có đủ chỗ để các công tố viên trưng bày bằng chứng, nên số tiền mặt được cất giữ trong một két sắt do Văn phòng Tổng chưởng lý (AGO) quản lý."Ban đầu, chúng tôi dự định đặt chúng trong căn phòng này, nhưng sau khi tiến hành một số phép đo, chúng tôi thấy vẫn chưa đủ. Tôi có thể nói với các bạn là nó nhiều đến thế", ông Budi phát biểu trong buổi họp báo.Trong chiến dịch tranh cử trước khi nhậm chức tổng thống hôm 20.10.2024, ông Prabowo đã tuyên bố sẽ triệt phá nạn tham nhũng và lên kế hoạch đưa ra những cách mới để xóa bỏ tham nhũng. Các nhà hoạt động chống tham nhũng cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của Indonesia đã chậm lại trong 10 năm qua.Tháng trước, Tổng thống Prabowo cho hay ông có thể ân xá những người phạm tội tham nhũng nếu họ trả lại những thứ đã tham nhũng. Phát biểu trước hàng trăm sinh viên tại Cairo trong chuyến thăm Ai Cập hôm 18.12, ông Prabowo cho biết sẽ áp dụng một kế hoạch để tịch thu những tài sản tham nhũng trong vài tháng tới.Tuy nhiên, phát biểu sau đó vào dịp Giáng sinh, ông Prabowo bác bỏ thông tin sẽ ân xá cho các tội phạm tham nhũng, khi nói rằng ông chỉ muốn họ "ăn năn" và trả lại số tiền đã lấy để chuộc tội.
Xu hướng thiết kế biệt thự phố thị hiện đại mà vẫn gần gũi với thiên nhiên
Hiện nay ở Việt Nam có rất ít số lượng tổ chức dịch vụ, chuyên gia trong nước có đủ trình độ và kinh nghiệm hướng dẫn việc kiểm kê và các biện pháp kiểm soát khí nhà kính trong lĩnh vực chăn nuôi và cần có thời gian đào tạo.
Đại diện Cục CSGT cho biết, hiện nhiều tỉnh, thành phố ở miền Bắc tiếp tục có sương mù, mưa, nồm ẩm khiến đường trơn trượt gây mất an toàn giao thông. Do vậy, việc lưu thông của các phương tiện trên các cung đường đèo, đồi núi vốn đã nguy hiểm lại càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn.Để đảm bảo an toàn giao thông, đại diện Cục CSGT khuyến cáo, tài xế cần chú ý kiểm tra kỹ phương tiện và định hình lộ trình trước khi xuất phát, cần đảm bảo sức khỏe, tỉnh táo khi lái xe.Cạnh đó, khi di chuyển trên đường miền núi đồi dốc, cong cua, trơn trượt, tầm nhìn bị hạn chế, lái xe cần chú ý quan sát, giảm tốc độ, điều khiển xe tốc độ thấp ngay cả khi lên và xuống dốc, bật đèn sương mù, đèn gầm, đi số thấp (nếu là phương tiện sử dụng số sàn), chú ý không rà phanh liên tục trừ khi gặp những tình huống khẩn cấp.Đại diện Cục CSGT lưu ý tài xế cần hết sức cẩn thận nếu đường trơn trượt, sương mù dày đặc. Nên hạn chế hoặc có thể ngừng lưu thông trong điều kiện này. Đồng thời, đại diện Cục CSGT cũng khuyến cáo tài xế cần tuyệt đối tuân thủ hiệu lệnh của người chỉ huy giao thông.Trước đó, khoảng 23 giờ 30 ngày 21.2, ông N.Đ.H (42 tuổi, trú Hà Nội) lái xe khách mang biển số 26F - 009.XX lưu thông trên QL6, hướng Sơn La - Hà Nội. Khi đến Km235+100, đoạn thuộc địa phận H.Yên Châu (Sơn La) đã xảy ra va chạm với xe đầu kéo lưu thông theo hướng ngược lại. Vụ tai nạn khiến 6 người chết và 9 người bị thương.Bước đầu cảnh sát xác định xe khách đi đến đoạn đường vòng cua, mặt đường trơn trượt, không làm chủ được tốc độ khiến phần đuôi xe văng vào đầu ô tô đầu kéo. Qua kiểm tra tài xế xe khách cũng không vi phạm nồng độ cồn và ma túy.Cũng trong đêm 21.2, tại QL37, đoạn qua H.Bắc Yên (Sơn La) xảy ra vụ xe tải trong lúc xuống dốc không làm chủ được tốc độ cộng với đường trơn trượt đã lật đè vào xe bán tải đang lên dốc, sau đó lao xuống ven đường khiến ít nhất 2 người bị thương.
Chuyên gia: 5 mẹo hàng đầu chăm sóc sức khỏe sinh sản nam giới
Ngày 7.1, Sở Y tế TP.HCM thông tin, Human metapneumo vi rút (HMPV) đang gây bệnh ở một số quốc gia không phải là vi rút mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em trong các năm 2023 và 2024 tại TP.HCM. Nhưng tác nhân gây bệnh hô hấp này chiếm tỷ lệ thấp so với các tác nhân khác.Theo Sở Y tế TP.HCM, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM năm 2024 ghi nhận số ca viêm đường hô hấp dao động từ 16.000 - 18.000 ca/tháng, và gia tăng trong 3 tháng cuối năm. Sở Y tế TP.HCM nhận định, các bệnh hô hấp có xu hướng gia tăng khi thời tiết chuyển lạnh. Tuy nhiên hiện tại chưa ghi nhận những biến động bất thường về số ca mắc cũng như tình trạng bệnh nặng tại các bệnh viện.Về tác nhân gây bệnh, kết quả báo cáo từ chương trình nghiên cứu tác nhân viêm phổi cộng đồng hợp tác giữa Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Viện Pasteur Nha Trang, và Trung tâm bệnh truyền nhiễm quốc gia Singapore (thuộc dự án PREPARE) cho thấy vẫn là các vi rút và vi khuẩn phổ biến.Cụ thể, kết quả xét nghiệm 103 bệnh nhân viêm phổi cộng đồng (gồm 56 trẻ em và 47 người lớn) nhập viện từ tháng 7 - 12. 2024 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho thấy: HMPV chiếm tỷ lệ nhỏ (12,5% ở trẻ em) so với các tác nhân gây viêm phổi cộng đồng khác. Các tác nhân phổ biến hơn được tìm thấy ở trẻ em như vi khuẩn H. influenzae (71,4%), S. pneumoniae (42,9%), vi rút cúm A (25%), rhinovirus (44,6%), RSV (41,1%),... Tác nhân phổ biến ở người lớn là vi khuẩn H. influenzae (42,6%), S. pneumoniae (27,7%) và vi rút cúm A (48,9%).Ngoài ra, trong đợt bùng phát viêm hô hấp trẻ em vào cuối năm 2023 tại TP.HCM, kết quả giám sát cũng ghi nhận tình trạng đa dạng tác nhân vi rút thường gặp, trong đó tác nhân HMPV cũng được phát hiện với tỷ lệ 15%. Tuy nhiên, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo không chủ quan trước những diễn biến dịch bệnh hô hấp do HMPV có thể xảy ra. Sở đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) và các đơn vị y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, sẵn sàng triển khai hoạt động kiểm dịch y tế tại sân bay và cảng biển, nhằm phát hiện sớm và ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh (nếu có).Bên cạnh đó, các đơn vị tiếp tục các hoạt động giám sát dịch tễ nội địa, bao gồm giám sát số ca viêm hô hấp, số ca viêm hô hấp cấp tính nặng nhập viện, giám sát các tác nhân gây viêm hô hấp và giám sát các sự kiện như phát hiện chùm ca bệnh trong trường học, nhà máy, cộng đồng để có biện pháp xử lý kịp thời.HMPV là một loại vi rút thuộc họ Pneumoviridae, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001. HMPV có liên quan đến vi rút hợp bào hô hấp (RSV) và là một trong các tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp trên và dưới cho trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy giảm.Về cơ chế lây bệnh, vi rút này lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua bề mặt nhiễm vi rút, với nguy cơ gia tăng cao trong mùa đông và đầu mùa xuân.Các triệu chứng thường gặp bao gồm ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, sốt và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây viêm phổi nặng.Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện nay, HMPV chưa có vắc xin phòng ngừa hoặc thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của ngành y tế là điều quan trọng.